Kỳ 1: Bát nháo thị trường làm đẹp
Theo Tech4Gamers, một cột mốc lịch sử cho làng game PC đã được ghi dấu với việc tựa game Counter-Strike 2 (CS2) vừa đạt đỉnh 1,8 triệu người chơi đồng thời trên nền tảng Steam. Con số này không chỉ khẳng định vị thế của CS2 là một trong những tựa game FPS hàng đầu, mà còn cho thấy sức hút mãnh liệt của thương hiệu Counter-Strike sau hơn một thập kỷ ra mắt.So với các tựa game khác trên Steam, sự vượt trội của CS2 là vô cùng ấn tượng. Trò chơi đứng thứ hai trong danh sách là PUBG với khoảng 650.000 người chơi đồng thời, kém hơn CS2 đến 1 triệu người. Thành tích này nhấn mạnh sức sống bền bỉ của CS2, một tựa game đã trải qua nhiều thăng trầm nhưng vẫn giữ vững vị thế của mình.Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên CS2 lập kỷ lục. Trước đó vào tháng 1, trò chơi đã đạt đỉnh 1,7 triệu người chơi. Ngoài ra, giá trị thị trường của CS2 cũng chạm mốc 4 tỉ USD, thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của thị trường vật phẩm ảo trong game.Cùng với thành công của CS2, Steam cũng chứng kiến một cột mốc lịch sử khi đạt đỉnh 40,5 triệu người dùng hoạt động, tăng 800.000 so với kỷ lục trước đó. Số lượng người chơi trong game cũng đạt mức 13 triệu, tăng 500.000. Sự tăng trưởng này được cho là nhờ các đợt giảm giá mùa xuân và những tựa game mới ra mắt như Monster Hunter Wilds và Kingdom Come Deliverance 2.Nhìn chung, thành công vang dội của CS2 và nền tảng Steam cho thấy sức sống mãnh liệt của làng game PC và sự phát triển không ngừng của các tựa game trực tuyến.Mua ô tô cũ, có nên chọn xe Hàn Quốc?
Sáng 19.3, trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm TP.Đà Nẵng năm 2025, Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng phối hợp Ban tổ chức lễ hội và UBND Q.Ngũ Hành Sơn tổ chức chương trình Đi bộ vì hòa bình cho nhân loại.Phát biểu tại chương trình, ông Lê Văn Trung, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Đà Nẵng, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng, nhấn mạnh: "Chương trình đi bộ không chỉ là hoạt động văn hóa thể thao mà còn mang thông điệp đoàn kết, yêu thương nhau giữa các dân tộc, quốc gia và cộng đồng trên toàn thế giới. Hòa bình là khát vọng chung của nhân loại, và hôm nay mỗi bước chân chúng ta đi chính là sự góp sức vì một thế giới hòa bình và phát triển bền vững".Đồng hành cùng sự kiện, ông Mori Takero - Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng chia sẻ: "Hoạt động này không chỉ thúc đẩy tinh thần hợp tác và thấu hiểu lẫn nhau, mà còn lan tỏa thông điệp hòa bình đến toàn thế giới. Tôi cảm thấy vô cùng tự hào khi được tham gia vào sự kiện đầy ý nghĩa này".Sự kiện thu hút hơn 3.000 du khách, du học sinh, sinh viên các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP.Đà Nẵng tham gia, tạo nên không khí sôi nổi, gắn kết và lan tỏa mạnh mẽ tinh thần thân ái. Đây không chỉ là dịp để mọi người rèn luyện sức khỏe mà còn là cơ hội để cùng nhau chia sẻ những giá trị nhân văn sâu sắc.Cũng trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm, hôm qua 18.3 đã diễn ra giải đua thuyền truyền thống đoạt cờ lệnh rước Huyền Trân công chúa, thu hút đông đảo người dân, du khách theo dõi bên sông Cổ Cò.Năm nay, giải quy tụ 5 đội đua thuyền nam (Hải Châu, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Hòa Vang) và 5 đội thuyền nữ (Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải, Hòa Quý – TP.Đà Nẵng, Duy Tân - Quảng Nam).Đây là giải đua thuyền truyền thống tái hiện hoạt cảnh tướng Trần Khắc Chung tuân lệnh vua Trần Anh Tông, mang theo binh lính tinh nhuệ rước công chúa Huyền Trân từ Chiêm Thành về kinh đô Đại Việt.Kết quả ở nội dung nữ, đội P.Hòa Hải xuất sắc giành cúp vô địch, đội xã Duy Tân về nhì, đội P.Khuê Mỹ đạt giải ba, đội P.Mỹ An giải khuyến khích.Ở nội dung thuyền nam, đội H.Hòa Vang vô địch và tham gia đoàn rước công chúa Huyền Trân; đội Q.Hải Châu về nhì, đội Q.Liên Chiểu về thứ ba, đội Q.Cẩm Lệ nhận giải khuyến khích.Hội đua thuyền truyền thống Lễ hội Quán Thế Âm với hoạt cảnh tái hiện lịch sử là một trong những nét đẹp văn hóa độc đáo mang đặc trưng riêng vùng sông nước, là hoạt động văn hóa tín ngưỡng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà hạnh phúc.Trước đó, sáng 16.3 tại Q.Ngũ Hành Sơn cũng đã diễn ra Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2025 với hơn 3.000 người tham gia, do Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng tổ chức, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng TP.Đà Nẵng (29.3.1975 – 29.3.2025).Các đại biểu, người dân, du khách đã tham gia chạy đồng hành 2 km, khối lực lượng vũ trang TP.Đà Nẵng cũng tham gia phần thi chạy tập thể 1 km.Ông Nguyễn Trọng Thao, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng, Trưởng ban tổ chức sự kiện, cho biết nhiều năm qua phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thành phố phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo người dân, góp phần nâng cao thể chất, chất lượng cuộc sống và xây dựng lối sống lành mạnh trong cộng đồng."Do đó ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân không chỉ là phong trào, mà còn kêu gọi mỗi người xem việc rèn luyện sức khỏe thành thói quen hằng ngày, góp phần xây dựng một Đà Nẵng khỏe mạnh, năng động và phát triển bền vững", ông Nguyễn Trọng Thao nói.Kết quả, ban tổ chức trao giải nhất cho Bộ chỉ huy Quân sự thành phố, giải nhì thuộc về Sư đoàn không quân 372; đồng giải ba gồm Sư đoàn phòng không 375 và Công an thành phố; đồng giải khuyến khích thuộc về Bộ tư lệnh Vùng 3 hải quân và Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố.
Một vài mẹo nhỏ giúp cho không gian phòng ngủ ấm cúng hơn trong mùa đông này
Với thông điệp "Trao niềm tin, gửi yêu thương", "Vạn trái tim, Một tấm lòng", các hoạt động trong tháng Tri ân khách hàng đã được Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ duy trì tổ chức hàng năm và đây chính là những hoạt động thiết thực chăm sóc khách hàng sử dụng điện cùng với đó để chào mừng kỷ niệm 69 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21.12.1954 - 21.12.2023).
Lần đầu tiên chạy cự ly 42 km, VĐV Nguyễn Thị Oanh đã giành được giải I chung cuộc và bất ngờ khi được nhận thêm giải “Bước chạy Bứt Phá” của Masterise Homes
PGS-TS-NGND Huỳnh Văn Hoàng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, qua đời
Ngày tết cũng như các dịp rằm, lễ của Phật giáo, nhiều người mua cá, chim để phóng sinh. Với chim, người ta mua chim được nhốt trong lồng sắt, thường bán trước cổng chùa, sau đó mở lồng để chim bay đi. Với cá, phần đông mọi người chọn ngôi chùa cạnh bờ sông để phóng sinh. Một số người còn có nghi thức cúng kiếng ở chùa trước khi phóng sinh.Phóng sinh là giải phóng sự trói buộc, phóng thích để cho con chim, con cá được tự do. Con chim bị nhốt trong lồng hay con cá nằm trong thau nước mất sự tự do, bị trói buộc, sẽ rất dằn vặt đau khổ. Vì vậy, thả tự do cho con chim, con cá về môi trường sống của nó là mang đến hạnh phúc cho nó.Tuy nhiên, hiện có tình trạng khi có người phóng sinh thì sẽ có tốp người chuyên đi bắt chim về bán trước cổng chùa hay chuyên bắt hoặc nuôi cá để bán cho người đi phóng sinh. Thậm chí, khi có người thả cá xuống sông thì ở ngay đó có những người canh vợt, chích điện cá; tương tự, những con chim được phóng sinh lại không đủ sức bay đi xa, vẫn đậu tà tà quanh chùa và lại bị bắt trở lại. Theo thượng tọa Thích Trí Chơn, viện chủ tu viện Khánh An (Q.12, TP.HCM), về ý nghĩa của phóng sinh thì nhân văn, nhưng nếu rơi vào tình huống như trên thì giá trị phóng sinh không cao. Do đó, mỗi người cần hiểu đúng về phóng sinh.Tức là, khi chợt đi ngang qua chợ, thấy con cá thoi thóp nằm trong thau, con chim ủ rũ nằm ở trong lồng, chúng ta khởi tâm từ, muốn phóng thích, thả con chim, con cá về môi trường sống của nó thì chúng ta nên mua rồi đi nhanh đến nơi phóng sinh. "Không cần vào chùa lễ lộc gì cả, vì thêm thời gian lễ, di chuyển có thể nó sẽ chết trước khi mình phóng sinh. Do đó, khi muốn phóng sinh hãy thả nó về môi trường sống của mình ngay khi nó đang thoi thóp, vậy mới ý nghĩa. Còn gọi điện đặt 100 – 200 kg hay vài chục con chim để phóng sinh thì buộc người ta phải đi bắt. Cứ vậy, luẩn quẩn bắt - thả… vô hình trung những loài chúng sinh kia lại trở thành món hàng, đôi khi bị chết trước khi được phóng sinh", vị thượng tọa chia sẻ.Tại TP.HCM, trước một số ngôi chùa dù có bảng cấm buôn bán hay cấm bán chim phóng sinh, nhưng Phật tử, người dân đi chùa vẫn dễ dàng bắt gặp cảnh nhiều người bán ngồi sát nhau. Đặc biệt vào các dịp rằm lớn như: rằm tháng giêng, tháng tư, tháng bảy… cảnh bán chim, cá phóng sinh trước cổng chùa lại thêm tấp nập.Sư thầy Trí Chơn cho rằng, có thể người bán quan niệm, những người đi chùa là những người có tâm hiền lương, thích phóng sinh nên người ta bắt rồi để trước chùa, cứ vậy người đi chùa khởi tâm từ, mua rồi thả."Người phóng sinh động lòng trắc ẩn, khởi tâm từ bi khi cái gì trở nên ngặt nghèo, khổ đau rồi thì người ta phát khởi, còn như sự áp đặt để người ta phải mua thì đôi khi ý nghĩa phóng sinh không còn giá trị cao nữa. Con chim khi đó đó trở thành vật dụng buôn bán không khác gì bắt chim bắt cá để vô nhà hàng ăn uống, có khi nó cũng tiều tụy chết đi trước khi được phóng sinh", vị viện chủ nói.Do đó, những người xuất gia rất tán thán công đức của Phật tử, nhà thiện tâm khi mua cá, chim phóng sinh; nhưng nếu không có cái nhìn thấu đáo về phóng sinh, chúng ta có thể "tiếp tay" cho những người cứ luôn đi bắt rồi câu để kinh doanh buôn bán, luẩn quẩn bắt - bán - thả, làm cho con thú đau thương.Sau cùng, thượng tọa Trí Chơn nhắc nhở, chúng ta cần có nhận thức mới về phóng sinh làm sao cho ý nghĩa, bảo vệ được môi trường, đảm bảo tâm thương người thương vật, mở tâm từ của mình làm sao để xây dựng một xã hội tốt đẹp, mở luôn tâm thương yêu tất cả đồng loại, bảo vệ môi trường tốt thì sẽ lợi ích hơn phóng sinh cách chủ quan, cảm tính để lại nhiều hệ lụy trong cái đẹp vốn có.